Nâng mũi ăn cá được không? Bao lâu được ăn cá?


Nâng mũi ăn cá được không và nếu không thì sau nâng mũi bao lâu được ăn cá? Cùng với tay nghề bác sĩ, yếu tố kỹ thuật thì chế độ ăn uống và chăm sóc hậu phẫu cũng quyết định 30% hiệu quả thẩm mỹ. Vì thế, có rất nhiều bạn lo lắng không biết sau nâng mũi ăn cá sông được không, ăn cá biển được không, ăn cá đồng được không. Hay cụ thể hơn là sau nâng mũi ăn cá diêu hồng, cá hồi, cá lóc, cá kèo … được không? Cùng chuyên trang Nâng mũi Sụn sườn giải đáp chi tiết các thắc mắc này nhé.

Giải đáp chi tiết sau nâng mũi ăn cá được không?

Thuộc nhóm thực phẩm tanh nên rất nhiều người có chung thắc mắc nâng mũi có ăn cá được không hay nâng mũi ăn được cá gì. Sau đây là một số câu hỏi điển hình nhất:

Sau nâng mũi ăn cá diêu hồng được không?

Cá diêu hồng còn được gọi là cá điêu hồng, hoặc cá rô phi đỏ. Đây là một loài cá nước ngọt, thuộc họ cá rô phi. Thịt của cá diêu hồng có màu trắng, trong sạch, cấu trúc các thớ thịt chắc, ít xương, rất thơm ngon và ít tanh nên được nhiều người yêu thích.

Nếu bạn đang thắc mắc, sau khi nâng mũi ăn cá diêu hồng được không? thì câu trả lời là được. Bởi không giống như đa số các loại cá khác, độ tanh của cá diêu hồng rất nhỏ, lại còn giàu vitamin B12 và các khoáng chất. Ăn cá diêu hồng giúp tăng tốc độ tăng cường cơ bắp, đồng thời phục hồi các tế bào hư tổn. Do đó, những người nâng mũi hoàn toàn bổ sung cá diêu hồng vào chế độ ngày hàng ngày. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn chỉ nên ăn cá diêu hồng sau 7 – 10 ngày nâng mũi, khi vết thương đã khô miệng.

Sau nâng mũi ăn cá diêu hồng được không?
Sau nâng mũi ăn cá diêu hồng được không?

Tham khảo:

Sau nâng mũi ăn cá hồi được không?

Nâng mũi sửa mũi ăn cá hồi được không cũng là một trong những câu hỏi xoanh quanh chủ đề chính nâng mũi có được ăn cá không. Vậy cá hồi là gì, đây là tên gọi chung của nhiều loài cá thuộc họ Salmonidae, được sinh ra ở vùng nước ngọt và sau đó di cư ra vùng biển, đến kỳ sinh sản lại bơi ngược sông quay về vùng nước ngọt.

Cá hồi được đánh giá là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Với câu hỏi nâng mũi có được ăn cá hồi không, Sài Gòn Venus khuyên bạn không nên ăn. Bởi cá hồi khá tanh, tanh nồng, có tình hàn. Việc ăn cá hồi có thể gây nên tình trạng tụ máu bầu, khiến vết thương lâu lành và ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn cá hồi sau 1 tháng nâng mũi, khi vết thương đã hồi phục hẳn.

Sau nâng mũi có được ăn cá đồng không?

Dựa theo quan niệm của người miền Tây Việt Nam, cá nước ngọt được chia làm 2 loại, gồm cá sông và cá đồng. Cá đồng tức là những loại cá sống trên các đìa bàu, lung vũng, nói chung là sống trên đồng. Và cá đồng còn được gọi lá cá đen. Các loại cá đồng điển hình nhất gồm có cá lóc, cá rô đồng, cá trê đồng, cá chạch đồng.

Vậy nâng mũi ăn cá đồng được không? Câu trả lời là có loại ăn được sau 10 – 15 ngày nâng mũi. Có loại phải kiêng cho đến khi vết thương hồi phục hẳn. Ví dụ, các loại cá rô ít tanh nên chế biến kỹ sẽ ăn được. Tuy nhiên cá trê, cá chạch … lại rất tanh, sau khi vừa nâng mũi nhất định không nên ăn.

Sau nâng mũi ăn chả cá được không?

Câu trả lời cho nghi vấn nâng mũi ăn chả cá được không còn phụ thuộc vào loại chả cá đó được làm từ cá gì. Nếu được làm từ các loại cá ít tanh như diêu hồng thì có thể ăn, nhưng nếu làm từ các loại cá tanh nhiều như cá da trơn thì không nên ăn nhé.

Sau nâng mũi ăn cá biển được không?

Sau nâng mũi ăn cá biển được không?
Sau nâng mũi ăn cá biển được không?

Xem thêm:

Cũng giống như cá đồng, cá biển cũng được chia thành vô vàn loại cá khác nhau. Và cũng có cá lành tính, ít tanh. Cũng có những loại cá mùi tanh rất nồng. Vì thế, với câu hỏi nâng mũi ăn cá biển được không thì còn tùy thuộc vào từng loại cá nhé.

  • Gợi ý một số loại cá ít tanh: Cá tuyết, cá bơn, cá tráp …
  • Các loại cá tanh nhiều: Cá mòi, cá thu, cá basa …

Sau nâng mũi có được ăn cá sông không?

Như đã nói ở trên, cá sông thuộc loại cá nước ngọt, còn gọi là cá trắng, điển hình như cá trắm, cá hú, cá chép, cá trê, cá ngát, cá diếc, cá diêu hồng, cá hồi, cá kèo, cá ngần … Đối với những loại cá không tanh thì sau 10 – 15 ngày nâng mũi bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày, ví dụ như cá ngần, cá diêu hồng …

Sau nâng mũi ăn cá lóc được không?

Cá lóc hay cá quả, một số nơi còn gọi là cá chuối, thuộc loài cá nước ngọt. Thịt của cá lóc vô cùng thơm ngon, ít tanh, giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng axit amin dồi dào và các axit béo lành mạnh. Mặc dù thuộc loại cá da trơn, nhưng không giống với cá trê và cá trạch, cá lóc được xem là bài thuốc hữu hiệu trong việc giảm đau, điều trị vết thương, phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.

Nếu đang lo lắng nâng mũi ăn cá lóc được không thì hãy yên tâm thưởng thức nhé, việc ăn cá lóc sau nâng mũi là hoàn toàn có thể, không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi mũi. Mặc dù vậy, các bạn cần sơ chế cá kỹ một chút để đảm bảo thật sạch nhớt, nếu được nên phơi héo cá trước khi chế biến món ăn và tốt nhất chỉ nên kho tộ, không nên gia vị cay nóng nhé.

Sau nâng sửa mũi ăn cá kèo được không?

Cá kèo chứa nhiều nhớt và có mùi rất tanh, để không ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết thương và hiệu quả thẩm mỹ, sau nâng mũi bạn không nên ăn cá kèo, thời gian kiêng cá kèo tối thiểu là 1 tháng.

Kết luận chung: Nâng mũi có ăn được cá không? ăn được cá gì?

Nâng mũi có ăn được cá không? ăn được cá gì?
Nâng mũi có ăn được cá không? ăn được cá gì?

Từ những thông tin ở trên, chúng ta có thể kết luận nâng mũi xong có ăn được cá không rồi phải không nào. Theo đó, có loại cá sau nâng mũi hoàn toàn có thể ăn được, nhưng đa phần thì không nên ăn.

  • Vậy nâng mũi ăn được cá gì? Cá diêu hồng, cá rô, cá lóc, cá ngần… là một số loại cá bạn có thể ăn được sau khi nâng mũi.
  • Tại sao sau nâng mũi phần lớn không nên ăn cá? Bởi vì cả thuộc nhóm thực phẩm tanh, cũng được xếp vào nhóm hải sản. Việc ăn cá sau nâng mũi sẽ dễ gây kích ứng với sụn mũi, kéo dài thời gian lành vết thương, dễ gây nhiễm khuẩn, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ sau cùng.

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp nâng mũi bao lâu được ăn cá?

Nếu quá trình phục hồi diễn ra bình thường và không phát sinh thêm biến chứng, sau nâng mũi khoảng 1 tháng bạn có thể ăn tất cả các loại cá. Bởi vì thông thường sau 1 tháng, các vết thương đã được hồi phục hoàn toàn và việc ăn hải sản, thực phẩm tanh không còn gây trở ngại hay ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tốc độ lành vết thương sẽ khác nhau. Có những người chỉ sau 3 tuần mũi đã hồi phục và vào form dáng như mong đợi. Nhưng cũng có những người phải mất thời gian hơn 1 tháng. Chính vì thể, để hiểu rõ về tình trạng mũi của bản thân, bệnh nhân cần tuân thủ tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và khám lại bất kỳ khi nào khi có dấu hiệu bất thường.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn giải quyết 2 vấn đề chính là nâng mũi ăn cá được không nâng mũi bao lâu được ăn cá. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chế độ ăn uống, kiêng khem sau nâng mũi, vui lòng liên hệ hotline 0846 302233. Riêng những khách hàng thực hiện nâng mũi tại Sài Gòn Venus – Bác sĩ Huy thì hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này, trước khi ra về bác sĩ thẩm mỹ của chúng tôi sẽ hướng dẫn cho tiết chi bạn về cách chăm sóc, sử dụng thuộc, chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ hoàn mỹ.