Nếu bạn đang muốn biết nâng mũi có được cúi đầu không và nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu, bài viết này dành cho bạn. Những thông tin chia sẻ trong bài đã được tham khảo bởi Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Tiến Huy – Giám đốc TMV Saigon Venus nên quý bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác.
Nâng mũi có được cúi đầu không, vì sao?
Để đảm bảo cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi được diễn ra thuận lợi, mọi hoạt động của người bệnh cần được chú ý đặc biệt. Bởi vì tình trạng mũi sau nâng rất nhạy cảm, mọi tác động đều có thể để lại sự cố không mong muốn.
Vậy thì những người ngay sau khi vừa thực hiện nâng mũi có được cúi đầu không? Bác sĩ/Thạc sĩ Nguyễn Tiến Huy, kiêm Giám đốc TMV Saigon Venus nhấn mạnh: Sau khi vừa nâng mũi, bệnh nhân tuyệt đối không được cúi đầu.
Dưới đây là lý do:
- Form mũi chưa ổn định, việc cúi đầu có thể khiến mũi sau nâng dễ bị lệch, biến dạng, sụn xô lệch.
- Dịch mũi tiết nhiều là một trong những triệu chứng thường thấy sau khi phẫu thuật nâng mũi. Câu trả lời nâng mũi có được cúi đầu không được khẳng định vì động tác này sẽ khiến dịch mũi chảy nhiều hơn gây khó chịu, thậm chí nếu vệ sinh không kỹ còn dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Cúi đầu gây áp lực lên mũi, làm tăng nguy cơ chảy máu mũi sau khi nâng, kéo dài thời gian làm lành vết thương.
Sau phẫu thuật nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu?
Với câu hỏi phẫu thuật nâng mũi bao lâu được cúi đầu? Chuyên gia cho rằng trong ít nhất 7 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi là thời điểm cực kỳ quan trọng. Lúc này bệnh nhân cần phải chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận, kiêng khem, không vận động, không cúi đầu. Nếu làm được điều này sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng, đau nhức và khó lành.
- Nâng mũi xong có được đeo khẩu trang không, bao lâu được đeo?
- Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại? có an toàn? bị tụt sụn không?
Tuy nhiên, thời điểm nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như:
Chuyên môn tay nghề bác sĩ tác động đến thời gian được cúi đầu
Bác sĩ tay nghề giỏi, chuyên môn cao, tỉ mỉ và khéo léo sẽ tạo nên dáng mũi đẹp với tỷ lệ cân đối. Thao tác chính xác và dứt khoát sẽ hạn chế những tổn thương không đáng có, từ đó vết thương sau nâng mũi cũng nhanh lành hơn.
Nâng mũi bao lâu được cúi đầu phụ thuộc phương pháp nâng mũi
Nâng mũi bọc sụn, nâu mũi cấu trúc và nâng mũi cấu trúc sụn sườn là những phương pháp nâng mũi được nhiều cơ sở thẩm lớn áp dụng. Trong đó nâng mũi cấu trúc sụn sườn được đánh giá cao hơn cả, vừa cho dáng mũi đẹp tự nhiên, vừa gia cố trụ mũi vững chắc, khắc phục được tình trạng co rút, dị ứng chất liệu sụn. Do đó, biến chứng ít hơn, thời gian phục hồi cũng nhanh hơn.
Chất liệu sụn nâng mũi cũng ảnh hưởng đến thời gian cúi đầu
Mỗi loại sụn đều có những ưu nhược điểm khác nhau, sử dụng sụn chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ lên form đẹp hơn, dễ dàng tương thích với cơ thế hơn. Nhờ đó thời gian làm lành vết thương và ổn định mũi cũng nhanh hơn, thời gian có thể cúi đầu sau nâng mũi cũng được rút ngắn.
Nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu phụ thuộc cách chăm sóc
Quá trình chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến thời gian nâng mũi bao lâu được cúi đầu. Nếu chăm sóc tốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ, giữ mũi luôn sạch sẽ sẽ hạn chế được nhiễm chứng, những biến chứng. Thời gian phục hồi vì thế cũng nhanh hơn.
Kết luận: Nếu quá trình phục hồi diễn ra theo đúng lộ trình của bác sĩ, sau 7 ngày bệnh nhân có thể cúi đầu nhưng cần hạn chế tới mức tối đa. Sau 2 đến 3 tháng, khi mũi đã vào form trở nên cứng cáp, ổn định hơn thì có thể cúi đầu bình thường. Tuy nhiên, không nên cúi đầu quá lâu vì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến vùng đầu và vùng mũi. Thời gian được cúi đầu dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ở trên là những yếu tố điển hình nhất.
Ngoài cúi đầu, sau nâng mũi cần hạn chế không nên làm gì?
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, ngoài việc không nên được cúi đầu, bệnh nhân cũng nên hạn chế, thậm chí tránh một số hoạt động sau đây:
- Nói không với những vận động mạnh: Ví dụ như đi leo núi, tập gym, làm các công việc nặng nhọc, tập thể dục thể thao …
- Tránh đụng chạm vào vết thương: Việc chạm tay hay bất kỳ vật dụng gì vào vết thương sau nâng mũi đều không tốt. Không chỉ khiến vết thương dễ nhiễm trùng do vi khuẩn, mà còn ảnh hưởng đến form dáng mũi sau nâng.
- Hạn chế tác động lên mặt bằng vật phẩm, mỹ phẩm: Không nên đeo kính ít nhất từ 1 đến 2 tháng sau khi nâng mũi. Không nên trang điểm, sử dụng mỹ phẩm lên vùng mũi tối thiểu 2 tuần.
Hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng đúng cách, đem lại dáng mũi xinh
Bên cạnh việc tìm hiểu nâng mũi có được cúi đầu không hay nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu, bệnh nhân cần lưu ý một số quy tắc trong việc chăm sóc mũi sau đây:
- Vệ sinh mũi: Nếu không có điều kiện đến các cơ sở thẩm mỹ để rửa vết thương, bệnh nhân vẫn có thể tự vệ sinh mũi tại nhà. Bác sĩ thẩm mỹ khuyên dùng nước muối sinh lý và bông y tế để làm sạch mũi. Trong những ngày đầu không nên rửa mặt mũi trực tiếp với nước, không để nước dính vào vết thương hở.
- Tư thế ngủ sau nâng mũi: Nằm ngửa là tư thế ngủ lý tưởng nhất sau phẫu thuật nâng mũi, có thể dùng gối ngủ hình chữ U để cố định đầu lại. Tuyệt đối tránh nằm sấp, nằm nghiêng khi dáng mũi chưa ổn định.
- Chế độ ăn uống sau nâng mũi: Thịt heo, các loại thực phẩm giàu vitamin C – A – E, chất khoáng, rau củ … nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để góp phần hỗ trợ cho quá trình phục hồi. Cần bổ sung 1,5 đến 2 lít nước/ ngày. Tránh các chất kích thích; đồ cay nóng; đồ quá cứng; thực phẩm dễ gây mưng mủ, để lại sẹo như hải sản, thịt bò, rau muống, đồ nếp.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Bao gồm chế độ chăm sóc, kiêng khem, tái khám sau phẫu thuật nâng mũi.
Hy vọng những thông tin giải đáp nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu cũng như nâng mũi có được cúi đầu không sẽ hữu ích với các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề nâng mũi, quý khách vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa PTTM Sài Gòn Venus qua số hotline 0846 302 233 hoặc đến trực tiếp cơ sở thẩm mỹ của chúng tôi để được tư vấn tận tình trực tiếp.