BỊ CO RÚT SAU NÂNG MŨI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


Biến chứng sau nâng mũi là điều mà không ai mong muốn, nhưng biến chứng bị co rút mũi sau nâng là cái mà chị em sợ nhất hay thường gặp. Vậy đâu là nguyên nhân và có thể khắc phục tình trạng này không?

Nâng mũi bị co rút là như thế nào?

Nâng mũi bị co rút là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi. Dấu hiệu nhận biết thường gặp là:

Vùng da đầu mũi co rút lại rõ rệt khiến cho đầu mũi bị dúm vào hoặc hếch lên, lộ rõ lỗ mũi

Da mũi co thắt chặt lấy phần sụn nâng mũi và gây biến dạng trụ mũi.

Có cảm giác co thắt, căng chặt vùng đầu mũi và có thể đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, tấy đỏ.

Nguyên nhân nâng mũi bị co rút

Tình trạng mũi bị co rút sau nâng mũi có thể do 1 trong 4 yếu tố dưới đây:

Co thắt bao xơ

Biến dạng do sụn mũi bị co rút thường xảy ra ở những trường hợp nâng mũi sụn nhân tạo do đặc tính có hình thành bao xơ, không hoàn toàn tương thích, dễ viêm nhiễm và dễ đào thải hơn khi đặt vào mũi.

Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể xảy ra khi nâng mũi sụn tự thân. Nếu bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn kém, sử dụng lượng sụn tự thân quá ít hoặc quá nhiều và thao tác đặt sụn vào vị trí không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến sụn tự thân không thể phát triển mà bị teo đi theo thời gian dẫn đến co thắt bao xơ mũi.

Nhiễm trùng

Trong quá trình đưa sụn nâng vào bên trong mũi, bác sĩ thực hiện không đảm bảo sạch sẽ các công đoạn dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương và co rút.

Phẫu thuật nâng mũi nhiều lần

Việc thực hiện nâng mũi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến mũi bị nhiễm trùng, hoại tử da, mô mềm, sụn cánh mũi dẫn đến biến chứng co rút sẹo. Tình trạng xảy ra phổ biến ở những người có sụn cánh mũi dưới yếu trong khi lại phẫu thuật tạo hình mũi nhiều lần với sụn nhân tạo.

Đặt chất liệu nâng quá cao

Gây áp lực lớn lên da mũi, ảnh hưởng đến chất lượng da, gây bào mỏng da, dẫn đến nâng mũi bị co rút.

Phương pháp khắc phục mũi bị co rút sau nâng

Đối với những trường hợp nâng mũi bị co rút không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây nên những nguy hại đến sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, có không ít trường hợp mũi sẽ từ từ bị hoại tử và gặp biến chứng nặng hơn.

Sửa mũi bị co rút sau nâng là kỹ thuật tương đối phức tạp đòi hỏi nhiều yêu cầu. Trong trường hợp da quá dày hay có nhiều sẹo thì khả năng kéo dài đầu mũi sẽ bị hạn chế. Nếu da mũi quá mỏng thì khi bóc tách sẽ dễ làm tổn thương da. Vậy nên tay nghề bác sĩ được yêu cầu phải cao và có nhiều năm kinh nghiệm.

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bóc tách toàn bộ mô xơ ở trụ mũi, đầu mũi và tiến hành rút sụn mũi cũ.
  • Chờ một khoảng thời gian đến khi mũi đã ổn định mới tiến hành chỉnh sửa lại toàn bộ dáng mũi.
  • Trong các ca nâng mũi co rút, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng chất liệu sụn nhân tạo vì khả năng cao sẽ gặp phải những tác dụng phụ như da mũi bị bào mỏng, bóng đỏ hoặc co rút.
  • Ngoài ra, không chỉ chỉnh sửa lại chiều dài mũi mà phải chỉnh lại chiều cao của mũi mới sao cho khắc phục triệt để vấn đề.

Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Tiến Huy là một trong những bác sĩ chuyên về sửa lại mũi hư, đã sửa lại mũi hư phức tạp thành công cho nhiều khách hàng, trong đó có khá nhiều ca sĩ, diễn viên,….. Bác là một bác sĩ vừa có tâm vừa có tầm với hơn 15 năm kinh nghiệm, được cấp chứng chỉ hành nghề từ Bộ Y tế. Sự hài lòng của nhiều khách hàng khi đến với Saigon Venus là minh chứng cho điều đó.

bshuymodel

→ Hỗ trợ tư vấn thẩm mỹ qua hotline 0941 30 22 33 hoặc Zalo

→ Tham gia group để trao đổi, giao lưu với bác sĩ Huy nhiều thông tin hơn

Địa chỉ: 702/2 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

*Kết quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người