[Giải đáp chuyên sâu] Nâng mũi ăn chân gà được không?


Sở dĩ có nhiều người thắc mắc nâng mũi ăn chân gà được không bởi vì đây là món ăn vặt khoái khẩu, hấp dẫn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của bệnh nhân sau nâng mũi lại có chút khác biệt, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng. Nếu chân gà là món ăn yêu thích của bạn, và bạn đang rất muốn biết nâng mũi có được ăn chân gà không thì hãy dành ra ít phút tham khảo những thông tin được chuyên trang Nâng Mũi Sụn Sườn bật mí ngay sau đây nhé!

Giải đáp sau khi nâng mũi ăn chân gà được không?

Sau phẫu thuật nâng mũi cần có thời gian để hồi phục và làm lành vết thương. Để đảm bảo cho quá trình này diễn ra thuận lợi, bệnh nhân nâng mũi thường được chỉ định kiêng khem một số thực phẩm nhất định, điển hình như:

  • Rau muống
  • Thịt bò
  • Hải sản
  • Đồ nếp
  • Đồ nhiều dầu mỡ
  • Đồ cay nóng
  • Thức uống có cồn, các chất kích thích …

Giải đáp sau khi nâng mũi ăn chân gà được không?

Vậy với chân gà thì sao? Sau nâng mũi có được ăn chân gà không? Liên quan đến chủ đề nâng mũi ăn chân gà được không, Bác sĩ Thẩm mỹ của chúng tôi có lời khuyên: Tất cả bệnh nhân sau khi thực hiện nâng mũi nên kiêng ăn chân gà. Bởi vì:

Thịt gà có tính nóng

Chúng ta đều biết, thịt gà là thực phẫu lý tưởng để bồi bổ cho bệnh nhân sau khi vừa ốm dậy bởi giàu protein, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có vết thương hở thì không nên ăn chân gà vì đây là loại thịt có tính nóng dễ gây nên tình trạng mưng mủ, khiến vết thương lâu lành, bị viêm nhiễm.

Trong chân gà có thành phần gây ngứa

Bên cạnh tính nóng, trong thịt gà nói chung, chân gà nói riêng còn có hàm lượng đạm cao và lượng histamine tự nhiên – đây là một chất đề kháng gây nên triệu chứng ngứa ngáy cho vết thương sau phẫu thuật, khiến vết mổ lâu lành hơn. Nhiều bệnh nhân còn không chịu được cảm giác ngứa ngáy, dùng tay hoặc dụng cụ gãi chạm vào vết ngứa càng gây nghiêm trọng cho chiếc mũi sau nâng.

Ăn chân gà sau nâng mũi dễ tạo sẹo xấu

Hàm lượng protein trong chân gà rất lớn, điều này có thể gây rối loạn quá trình tăng sinh collagen ở tế bào của vết mổ, nhất là trong giai đoạn vết mổ đang lên da non. Khi collagen tăng sinh quá mức, sẽ khiến cho vùng da phẫu thuật sáng màu hơn hẳn so với các vùng da còn lại và có thể dẫn đến sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Ăn chân gà dễ khiến mũi bị chảy dịch

Hầu hết các món ngon từ chân gà đều được chế biến cùng, hoặc ăn cùng, kết hợp cùng với các nguyên liệu cay nóng như sả, ớt, sa tế … Do đó, việc ăn chân gà sau khi nâng mũi dễ khiến cho chiếc mũi của bệnh nhân bị chảy nhiều dịch, làm tăng nguy cơ biến chứng.

Giải đáp sau khi nâng mũi ăn chân gà được không?
Sau nâng mũi không nên ăn chân gà vì dễ khiến mũi bị chảy dịch

Ăn chân gà chua rút xương khiến cơ hàm mặt hoạt động nhiều

Thêm một lý do khẳng định cho câu hỏi nên kiêng chân gà dành cho những bạn đang thắc mắc nâng mũi ăn chân gà được không, đó là chân gà khá cứng. Khi ăn chân gà bạn vừa phải thực hiện động tác nhai, vừa phải thực hiện lực cắn. Việc cơ hàm mặt hoạt động quá nhiều khi mũi chưa hồi phục có thể gây nên rách vết thương ở mũi, chảy máu hoặc hở vết thương, làm lệch form mũi.

Kết luận: Bệnh nhân sau nâng mũi không nên ăn chân gà!

Vậy sau nâng mũi nên kiêng ăn chân gà trong bao lâu?

Thời gian kiêng chân gà tối thiểu phải đảm bảo từ 10 – 14 ngày, sau đó có thể nới lỏng. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa mẫn cảm, vết thương lâu lành thì tốt nhất nên kiêng ăn chân gà 1 tháng, cho đến khi chiếc mũi của bạn đã hồi phục hoàn toàn và vào form ổn định.

Sau nâng mũi không được ăn chân gà thì nên ăn gì nhanh hồi phục

Sau khi đã biết chính xác nâng mũi có được ăn chân gà không rồi, thay vì cứ “lưu luyến”, “tiếc rẻ” vì tạm thời không được thưởng món ăn khoái khẩu của mình, bạn nên tìm đến những nhóm thực phẩm có lợi hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, giúp bạn nhanh chóng sở hữu dáng mũi thanh tú. Dưới đây là một số lựa chọn tuyệt vời chúng tôi muốn gợi ý cho bạn:

  • Nhóm các loại ngũ cốc: Gạo lứt, Yến mạch, Đậu đỏ, Đậu xanh … Không ăn ngũ cốc có chứa gạo nếp.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Cam, Quýt, Kiwi, Cà chua, Ớt chuông, Khoai tây, Bông cải xanh, Dưa lưới vàng, Đu đủ, …
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin E: Dầu thực vật, Bông cải xanh, rau Bina, Kiwi, Cà chua, quả Bơ, rau Chân vịt, Bí đỏ, hạt Hạnh nhân, hạt Hướng dương, …
  • Thịt lợn nạc: Nhiều đạm, lại an toàn, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh sau nâng mũi. Tốt nhất là nên ăn phần thịt nạc thăn.
  • Nhóm các thực phẩm lợi khuẩn: Sữa chua, nấm sữa Kefir, sữa bơ, …

Như vậy, nội dung bài viết trên đây không chỉ giúp bạn giải đáp nâng mũi ăn chân gà được không và nên kiêng trong bao lâu, mà còn gợi ý cho các bạn thêm một số nhóm thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến dịch vụ nâng mũi cấu trúc và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hậu phẫu, số hotline 0846 302 233 của Sài Gòn Venus luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7.

5/5 - (1 bình chọn)