Nâng mũi ăn cháo lòng được không? – Bác sĩ Huy giải đáp


Cháo lòng là món ăn gây thương nhớ với biết bao người, nhưng liệu sau nâng mũi ăn cháo lòng được không? Mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia Nâng Mũi Sụn Sườn để biết nên hay không nên bổ sung cháo lòng vào thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân sau nâng mũi nhé!

Bệnh nhân nâng mũi ăn cháo lòng được không?

Cháo lòng là món ăn được làm từ nội tạng của heo (lợn) như lòng, tim, gan, thận, dạ dày … Ở mỗi miền, cách chế biến cũng có sự khác nhau. Nhưng chung quy lại, đây là món ăn có hương vị đặc trưng mùi lòng, ngọt và đậm đà, có độ dẻo nhất định của gạo nấu thành cháo, thường được ăn kèm với chút hành hoa, rau húng, tiêu bắc. Vào những ngày mưa, được nhâm nhi một tô cháo lòng nóng hổi là niềm vui thích của rất nhiều người.

Vậy đối với những bệnh nhân nâng mũi thì sao, sau nâng mũi an cháo lòng được không? Bạn có thể ăn một chút cho đỡ thèm vì cháo lòng không ảnh hưởng quá nhiều đến vết thương sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, dù được ăn thế nhưng bệnh nhân nâng mũi cũng không nên nạp vào cơ thể quá nhiều cháo lòng, bởi vì:

Bệnh nhân nâng mũi ăn cháo lòng được không?
Bệnh nhân nâng mũi ăn cháo lòng được không?
  • Cháo lòng có tính nóng, hàm lượng cholesterol lại cao, ăn nhiều cháo lòng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Từ đó làm hạn chế quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, không có lợi cho quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi.
  • Cháo lòng được làm từ nội tạng heo, do đó nếu nguồn nội tạng không đảm bảo, không được xử lý sạch sẽ sẽ tồn đọng rất nhiều vi khuẩn. Hậu quả, người ăn có thể bị ngộ độc thực phẩm, viêm phổi, xuất huyết … tất cả yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của bệnh nhân nâng mũi.

Dịch vụ nâng mũi mới:

Những bệnh nhân nâng mũi nên kiêng ăn cháo lòng tuyệt đối

Không thể phủ nhận, cháo lòng là món ăn gây thương nhớ với nhiều người. Việc nâng mũi ăn cháo lòng được không là hoàn toàn có thể, chỉ cần không nên ăn quá thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nâng mũi đang nằm trong các trường hợp sau đây thì tuyệt đối không nên ăn cháo lòng nhé!

Bệnh nhân nâng mũi bị cảm sốt không ăn cháo lòng

Những bệnh nhân sau khi vừa thực hiện nâng mũi, khi vết thương chưa hồi phục hẳn mà bị cảm, sốt, sức đề kháng yếu thì nên tránh xa món cháo lòng. Bởi hàm lượng cholesterol cao trong cháo sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí bị truyền nhiễm bệnh nếu nguyên liệu nấu cháo không đảm bảo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn khiến vết thương thẩm mỹ mũi lâu hồi phục hơn rất nhiều.

Bệnh nhân nâng mũi bị cảm sốt không ăn cháo lòng
Bệnh nhân nâng mũi bị cảm sốt không ăn cháo lòng

Bệnh nhân nâng mũi có hệ tiêu hóa không tốt

Vi khuẩn E. Coli phần lớn đều có trong lòng lợn. Loại vi khuẩn này là tác nhân chính dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, viêm đường ruột, tả lỵ. Nhất là đối với những người có hệ tiêu hóa kém, khi ăn lòng lợn dễ phải đối mặt với các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm:

Ngoài cháo lòng, sau nâng mũi nên và không nên ăn cháo gì?

Cháo là thức ăn dễ tiêu hóa, không phải sử dụng cơ hàm mặt nhiều nên rất phù hợp dành cho những người sau nâng mũi ở giai đoạn đầu. Vậy ngoài cháo lòng, bệnh nhân sau nâng mũi được ăn cháo gì và không được ăn cháo gì? Cùng tham khảo gợi ý của Bác sĩ Huy – Giám đốc Sài Gòn Venus nhé!

Món cháo bệnh nhân sau nâng mũi nên ăn

Nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục mũi sau nâng nhanh chóng, sau nâng mũi bệnh nhân nên ăn:

  • Cháo thịt heo băm: Giúp cung cấp năng lượng, dồi dào chất dinh dưỡng, giúp vết thương mau lành, lại dễ tiêu hoa. Bệnh nhân có thể sử thêm cà rốt, bông cải xanh … để mix cùng cháo thịt băm nhằm tăng hương vị, màu sắc.
  • Cháo rau củ: Cháo rau củ với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao cũng rất tốt cho bệnh nhân sau nâng mũi. Bạn có thể sử dụng ớt chuông, bông cải xanh, khoang lang, cà rốt … để làm cháo rau củ giúp thực đơn mỗi ngày đa dạng hơn, vitamin A – C – E – B12 … trong cháo rau củ có tác dụng tái tạo tế bào, giúp vết thương mau lành nhanh đẹp.
Cháo rau củ - Món cháo bệnh nhân sau nâng mũi nên ăn
Cháo rau củ – Món cháo bệnh nhân sau nâng mũi nên ăn

Tham khảo:

Món cháo bệnh nhân sau nâng mũi không nên ăn

Bên cạnh những món cháo nên ăn, bệnh nhân nâng mũi cùng cần tránh:

  • Cháo gà, vịt: Mặc dù nhiều protein và các chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, đối với người sau nâng mũi thì cháo gà và cháo vịt lại không phù hợp, nó có thể gây mưng mủ, viêm, ngứa ở vết thương, tăng nguy cơ tạo sẹo xấu cho vùng mũi sau nâng.
  • Cháo hải sản: Hải sản là nhóm thực phẩm cần tránh sau nâng mũi. Mặc dù hương vị thơm ngon, hấp dẫn, thế nhưng hải sản lại có tính hàn, rất tanh nên dễ gây dị ứng, kích ứng khiến vết thương mưng mủ, sưng viêm, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau cùng.
  • Cháo thịt bò và trứng: Ai cũng biết thịt bò và trứng là thực phẩm có hàm lượng protein cao, tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, cả hai thực phẩm này đều nằm trong danh sách những món ăn cần tránh sau phẫu thuật. Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm, sậm màu; trứng lại khiến lớp da non sau nâng mũi bị loang lổ gây mất thẩm mỹ.

Như vậy, với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây, bạn đọc không chỉ nắm được nâng mũi ăn cháo lòng được không, mà còn “bỏ túi” thêm những loại cháo nên ăn và không nên ăn dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật nâng mũi.

Mọi câu hỏi liên quan đến chế độ dinh dưỡng sau thẩm mỹ, đặc biệt nếu các eva adam có nhu cầu nâng mũi bằng công nghệ hiện đại nhất, được cam kết hiệu quả thẩm mỹ và mức độ an toàn, vui lòng liên hệ Saigon Venus qua hotline 0846 302233. Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tiến Huy – Bàn tay vàng trong làng Tạo hình thẩm mỹ mũi – người đứng sau nhan sắc của nhiều nhân vật nổi tiếng sẽ trực tiếp thăm khám, lên phương án thẩm mỹ hoàn hảo nhất cho từng khách hàng.