Nâng mũi ăn xoài được không là câu hỏi có những lời giải đáp trái chiều nhau. Có người bảo sau khi sửa mũi hoàn toàn ăn xoài, có người lại cho rằng loại quả này sẽ làm cản trở quá trình hồi phục vết thương. Vậy thực hư nâng sửa mũi có ăn xoài được không? Cùng Nâng Mũi Sụn Sườn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thông tin giải đáp nâng mũi ăn xoài được không
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả xoài
Xoài là một loại trái cây thông dụng và phổ biến tại Việt Nam. Đây cũng là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, trong 100g xoài sẽ chứa khoảng 60 Kcal. Xoài còn là nguồn cung cấp chất xơ, protein, vitamin C, vitamin C, vitamin B5, axit folic, giàu khoáng chất như potassium, magie và đồng. Bên cạnh đó, trong quả xoài còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa như quercetin, beta-carotene và astragalin.
Chính vì thế, xoài đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, điển hình như:
- Tăng cường năng lượng
- Cải thiện trí nhớ
- Giảm nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch
- Ngăn ngừa lão hóa sớm, ung thư
- Làm đẹp da
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Và rất nhiều lợi ích sức khỏe khác

Tuy nhiên sửa mũi ăn xoài được không lại là chuyện khác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
Xem thêm:
Sửa mũi nâng mũi có ăn xoài được không?
Nâng mũi chỉ là tiểu phẫu nhỏ, tuy nhiên có can thiệp dao kéo và xâm lấn. Do đó, sau khi nâng mũi các vết thương cần có thời gian để hồi phục. Do đó, bất kỳ một loại thực phẩm, trái cây hoa quả nào trước khi bổ sung vào thực đơn hàng ngày cần tìm hiểu kỹ để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Mặc dù xoài đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên sau khi vừa nâng mũi bạn không nên ăn xoài, bởi vì xoài là loại trái cây có tính nóng và chứa chất hóa học urushiol nên dễ gây dị ứng, nhất là đối với những người có cơ địa nhạy cảm, từ đó làm cản trở quá trình làm lành vết thương. Nếu thèm quá, bạn chỉ nên ăn một miếng nhỏ, không nên ăn quá nhiều xoài.
Câu trả lời sửa mũi nâng mũi ăn xoài được không càng được khẳng định là không nếu bạn thuộc nhóm những đối tượng sau đây:
- 1. Người có cơ địa dễ dị ứng: Không nên ăn xoài, đặc biệt là phần vỏ xoài vì urushiol trong vỏ xoài có thể khiến bạn bị phát ban đỏ và ngứa, khiến vết thương vùng mũi lâu lành.
- 2. Người mắc bệnh người da: Những người mắc bệnh ngoài da, thường xuyên bị mẩn ngứa, mưng mủ, lở loét … cũng đừng ăn xoài sau nâng mũi, lượng đường trong xoài dễ khiến bệnh tình nặng hơn.
- 3. Người bị bệnh thận: Ăn nhiều xoài khiến tình trạng viêm thận cấp và mãn tính chuyển biến nặng hơn, khiến vết thương ở các bộ phận trên cơ thể, cụ thể là vết thương sau nâng mũi lâu lành.
- 4. Người bị bệnh tiểu đường, thừa cân: Chỉ nên ăn 200 – 250g mỗi ngày, không ăn quá nhiều.

Tham khảo:
Gợi ý những loại trái cây nên ăn và không nên ăn sau nâng mũi
Những loại trái cây nên ăn sau nâng mũi
Để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi, thay vì ăn xoài các bạn nên hướng đến những lựa chọn tối hơn sau đây:
- Nho: Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, kali … sẽ hỗ trợ quá trình đông máu tại vết thương vùng mũi diễn ra bình thường.
- Lựu: Không những có nhiều chất xơ mà còn giàu protein, folate, vitamin C, kali … ăn lựu sẽ có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng.
- Dâu tây: Giúp tăng cường miễn dịch nhờ giàu vitamin và các chất chống oxy hóa.
- Đu đủ: Các thành phần Carotenoid, vitamin A, chất chống oxy hóa sẽ đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
- Cam, quýt, bưởi: Hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ nuôi dưỡng da, khám viêm tại vết mổ, đồng thời giảm căng thẳng cho bệnh nhân sau nâng mũi.
- Việt quất: Giảm stress, cải thiện sức khỏe.
Những loại trái cây không nên ăn sau nâng mũi
Tất cả những loại trái cây có tính nóng và quá cứng đều không phù hợp với những người sau nâng mũi. Nếu loại quả đó tốt, ví dụ như ổi thì bạn nên xay sinh tố hoặc ép lấy nước để tránh cơ hàm phải hoạt động quá nhiều, ảnh hưởng đến form mũi. Dưới đây là một số loại trái cây sau nâng mũi không nên ăn:

- Nhãn và Vải: Thơm ngon nhưng ăn nhiều sẽ bị nổi bọng nước, sưng mủ, không tốt cho những người đang có vết thương hở. Bên cạnh đó, lượng đường trong nhãn và vải cũng rất cao nên dễ làm tăng lượng đường trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm.
- Mít và Sầu riêng: Không thể phủ nhận mùi hương quyến rũ và hương vị ngọt ngào của 2 loại trái cây này. Nhưng vốn là loại quả nóng và nhiều đường, việc ăn mít và sầu riêng có thể tăng nguy cơ bị rạn nứt vết thương sau nâng mũi. Nếu ăn nhiều còn làm suy giảm sức đề kháng, bị đầy bụng.
- Dứa (còn gọi là Thơm): Trong Dứa có hàm lượng enzyme bromelain cao, loại hợp chất này dễ phân hủy, do đó sẽ làm chậm quá trình tái tạo mô mới. Hậu quả, vết thương dễ bị ngứa ngáy, chậm lành.
Xem thêm:
Cuối cùng, từ nội dung bài viết được Saigonvenus chia sẻ trên đây đã giúp quý bạn biết được nâng mũi ăn xoài được không. Bên cạnh đó, những người sau nâng mũi cũng biết thêm những loại trái cây nên ăn và không nên ăn giúp vết thương mau lành nhanh đẹp, sớm tự tin hơn với diện mạo mới.
Mọi thắc mắc liên quan đến chế độ ăn sau nâng mũi, hoặc nếu quý khách có nhu cầu tư vấn nâng mũi, vui lòng liên hệ Sài Gòn Venus đặt lịch thăm khám trực tiếp bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tiến Huy qua đường dây nóng 0846 302 233.